Sự tích và ý nghĩa hoa tulip

Hoa tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.
 
 
Vậy cùng tìm hiểu sự tích về loài hoa này nhé!
 
Ngày xửa ngày xưa, tại một thung lung trong núi Derapsan ở Uzbekistan có một người sống bằng nghề chăn cừu tên là Xabiđan. Ông sống rất cực khổ vì đàn cừu ông chăn dắt không phải là sở hữu của ông mà là của điền chủ độc ác Hamít. Xabiđan chỉ có đôi cánh tay lực lưỡng, một cây sáo tự khoét lấy và bảy cô con gái mắt đen huyền. Cô út có tên gọi hơi khác thường đó là Tulip. Xabiđan rất yêu quí các cô con gái của mình, xong cũng đã nhiều lần ông than thở:
 
– Ôi, giá ta có đứa con trai…. 
 
Mọi người biết đó đối với một người cha, con trai giống như đôi cánh. Còn con gái… con gái rồi cũng sẽ đi lấy chồng, sẽ bỏ cha và để lại cho trái tim ông nỗi đơn độc và buồn rầu. Một hôm, cô út và là cô gái đẹp nhất của người chăn cừu tên Tulip mười tuổi, mang bữa ăn trưa đến cho cha. 
 
Để cho người cha đang mệt mỏi được khuây khoả, nàng bèn cất tiếng hát những bài hát nàng tự nghĩ ra và nhảy những điệu múa trông thật uyển chuyển và đẹp mắt. Đôi gò má của Tulip cứ hồng hào thêm lên, và cặp mắt đen láy thì sáng rực như hai vì sao, không một nàng công chúa nào có thể sánh được 
 
Đúng giờ khắc ấy, số phận cay nghiệt đã phái tên điền chủ Hamít cưỡi một con ngựa hùng dũng đến trước đàn cừu. Vừa trông thấy Tulip đang nhảy múa, gã bèn dừng ngựa lại, nấp sau mấy bụi cây nhỏ theo dõi từng động tác nhảy tuyệt diệu của cô gái kiều diễm.Nhảy xong Tulip nói với cha: 
 
– Cha ơi, con muốn được múa hát cả đời để cho mọi người được vui sướng. 
 
– Ôi, con gái yêu quí của ta – người cha lắc đầu – Con là con của một kẻ chăn cừu thuê nghèo hèn, kiếm đâu ra những xiêm áo lụa là và những bộ y phục múa trong suốt chứ con? 
 
Hamít rình mò chờ cho đến khi cô gái mang bát đĩa về nhà thì xông ra túm lấy cô đưa cô về dinh cơ nhà mình. Gã đẩy Tulip vào một căn phòng kín, ở đó đã có hàng trăm cô gái đẹp đang dệt thảm. 
 
Suốt từ lúc mặt trời mọc cho đến tận hoàng hôn, Tulip dầm mình trong đám bụi với công việc dệt thảm tẻ ngắt và mệt mỏi. Từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, quanh năm không nhìn thấy chút ánh nắng mặt trời. 
 
Mùa hạ tối tăm và lạnh lẽo cũng trôi qua, rồi ngay cả mùa thu buồn bã và mùa đông lạnh lẽo cũng qua đi. Nỗi nhớ cha mẹ, nhớ quê hương nhớ những con suối chảy rì rào và tiếng chim ca. Nổi nhớ dày vò trong tâm tư của Tulip khôn nguôi. Khiến nàng đưa ra một quyết định liều lĩnh đó là bỏ trốn hoặc là chết…. 
 
Một bữa nọ, Tulip lại bên cửa sổ phóng tầm mắt qua lỗ khe nhỏ nhìn xuống phía dưới. Nàng phát hiện ra ở ngay dưới chân cửa sổ có vô số những mảnh chai, kính vỡ – đó chính là cái bẫy, nếu tù nhân nữ nào liều mạng phá cửa sổ bỏ trốn thì sẽ bị cứa đứt chân. Đúng lúc đó có một con chim bay đến đậu ngay bên bệ cửa sổ – đấy chính là con bồ câu trắng của người chị cả tên là Phairidôđa. 
 
Làm thế nào để báo tin về nhà đây? Tulip không biết viết, thậm chí ở nhà cũng chẳng ai biết đọc. Cô vội vã cắt ngay một mớ tóc đen của mình, dứt một vài sợi quí vẫn thường dùng để dệt thảm rồi chuyển qua khe hở cho chú bồ cầu đó. Chú chim bồ câu tạm biệt nàng, bay đi. 
 
Khi nhận được tin em út, Phairidôđa nghĩ nát óc tìm cách cứu em gái. Cuối cùng nàng đến gặp bà lão Turơxun. Bà là người sống đơn độc trong túp lều rách nát, ngày ngày kiếm cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Tương truyền Turơxun có cả thuốc phục sinh.Turơxun nghe hết chuyện Phairidôđa kể, bà liếc nhìn mặt trăng rồi lầm bầm khấn: 
 
– Tự do không phải thứ quà tặng mà phải đánh đổi nó bằng máu. 
 
– Bằng máu của Tulip ư? – Phairidôđa sợ hãi kêu lên. 
 
– Phải, không những bằng máu của Tulip mà còn bằng máu của tất cả bảy chị em nhà ngươi và còn của tất cả những người bạn, những đứa bé nghèo nàn bị nhốt nữa. Hãy nghe ta nói đây: 
 
Sau hai đêm nữa, đến đêm thứ ba, khi mặt trăng bắt đầu mọc lúc nửa đêm, Hamít sẽ tổ chức tại dinh cơ nhà lão một bữa đại tiệc. Như thường lệ, bọn lính gác bao giờ cũng là những kẻ bị chuốc rượu say trước nhất, mặc dù sáng hôm sau họ phải trả giá bằng một cái đầu. Ngay đêm ấy, trước lúc trăng lên, chị em các ngươi phải lọt được vào dinh cơ, còn chim bồ câu sẽ chỉ cho các ngươi cửa sổ phòng giam của các cô gái. Hãy đi chân đất đến gần cửa sổ mà mở ra. Bây giờ ta sẽ nói tại sao Hamít nhanh chóng phát hiện ra bầy nô lệ của gã chạy trốn và gã có thể nhanh chóng đuổi theo bắt lại. Gã căn cứ vào những vết máu, gã có thể biết một cách rõ ràng bầy nô lệ trốn đi đâu, nhưng nếu dấu vết đó lại quá nhiều thì gã sẽ lúng túng, trong khi đó có những người lại đang leo lên một sườn dốc đứng mà ngựa của gã không leo được. Vì thế ta nói lại một lần nữa nhất định là phải đi chân đất, bàn chân các ngươi sẽ phải bị thương vì mảnh kính. 
 
Phairidôđa làm tất cả những việc mà Turơxun chỉ vẽ. Những tên lính canh bị chuốc rượu say mèm không còn nhận ra các cô gái đang lén lút bỏ trốn. Sau khi bị mảnh kính cứa nát bàn chân, các cô mở cửa sổ ra và khẽ gọi Tulip. Tulip nhảy ào qua cửa sổ, mặc dù hai bàn chân bị thương đau nhói nàng vẫn không dám kêu ca. Các chị, các bạn gái và những người đồng cảnh ngộ với nàng cũng phải chịu những đau đớn như thế.
 

 

Các cô gái chạy toán loạn theo sườn núi. Dù hai bàn chân bị thương, phải chạy một cách khó khăn, các cô vẫn không dám rên rỉ, vì nếu để lộ, các cô sẽ mất tự do, một món quà mà các cô phải đổi bằng một giá quá đắt. Các cô cứ men theo sườn núi đá còn phủ tuyết mà chạy cho đến khi nghe rõ những tiếng vó ngựa dồn dập.

– Hamít đang đuổi theo chúng ta đấy! – Tulip hét lên, giục mọi người – hãy chạy nhanh lên! 

Các cô gái chạy trốn dường như có gió giúp sức cho họ nhưng Tulip đã bắt đầu đuối sức, nàng bị rớt lại phía sau. Ngựa của Hamít đã ập đến sau lưng nàng. Chẳng lẽ nàng lại phải trở thành tù nhân, lại không được trông thấy mặt trời cùng núi rừng nữa hay sao? “Không, ta thà chết trong tự do còn hơn là sống một cuộc đời nô lệ!” Và, thế là Tulip gieo mình xuống dưới vó ngựa, cả bốn vó ngựa xéo lên người nàng, nhưng chính con vật đã bị khuất và gẫy một chân. Hamít bị thương lết về nhà lúc trời còn chưa sáng, hối hả giục lũ gia nhân đuổi bắt những kẻ trốn chạy. 
 
Còn Tulip đáng thương thì toàn thân đẫm máu, nàng gượng đứng lên nhưng không còn sức lực. Tulip lảo đảo đi vài bước rồi ngã sấp người xuống tuyết. Rồi nàng ngủ một giấc ngủ không bao giờ tỉnh. 
 
Sáng hôm sau, Hamít cùng lũ lâu la mò lên đỉnh núi cao tuyết phủ. Trước mắt chúng hiện ra một cảnh tượng kì lạ từ chỗ của Tulip nằm. Trên bãi tuyết trắng lạnh đó có những bông hoa đỏ bừng nở. Và bông hoa mang tên nàng Tulip ra đời từ đó, góp thêm một vẻ đẹp quyến rũ cho đời. 
 
 
 
Hoa tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.
 
Khi nhìn thấy hoa Tulip ở bất kỳ đâu, người ta thường nghĩ ngay đến đất nước Hà Lan xinh đẹp, bởi vì hoa Tulip là một trong những biểu tượng đặc trưng của Hà Lan, tuy nhiên ít ai trong chúng ta lại biết nguồn gốc thực sự của loài hoa này.
 

Carolus Clusius, nhà nghiên cứu sinh vật học nổi tiếng của vườn bách thảo ở thành phố Leiden (Hà Lan), được công nhận là người đãople – Thổ Nhĩ Kỳ, Flemish De Busbecq đã từng bị lôi cuốn bởi một loài hoa rất đẹp được trồng tro có công đem hoa Tulip du nhập vào Hà Lan từ năm 1593. Ông sẽ không làm được điều này nếu không nhờ vào sự giúp đỡ của một người bạn thân – Flemish De Busbecq. Trong thời gian làm sứ giả ở Constantinng các vườn hoa cung điện, đó chính là hoa Tulip (hay còn gọi là hoa uất kim cương). Chính ông đã gửi một ít củ giống hoa về cho ông Clusius để trồng chúng tại vườn hoa Leiden – Hà Lan.

Những câu chuyện về loài hoa đặc biệt này được truyền đi nhanh chóng. Bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của hoa, người Hà Lan giàu có đã chuẩn bị một số lượng tiền lớn vào việc đầu tư củ giống hoa Tulip. Người Hà Lan luôn luôn được coi là những doanh nhân rất sắc sảo bởi vì những người mua từ nước ngoài đã xuất hiện trên thị trường này trước đó từ rất lâu.

Hoa Tulip đã trở nên đắt đỏ và đã từng được xếp vào hàng phát triến giống như cơn sốt vàng, tương tự như cơn sốt internet trong những năm thập niên 1990. Từ lúc đó trở đi, hoa Tulip trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của đất nước Hà Lan. Phần lớn được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đức và Nhật, còn lại hàng tỷ củ giống hoa vẫn được giữ lại ở Hà Lan.
 
Cái tên “Tulip” xuất phát từ cái mũ, được gọi là khăn xếp hay Taliban, trang phục của nhiều người vùng Trung Đông. Bản dịch La tinh của khăn xếp là “Tulipa”.
 
Hoa Tulip rất đỗi bình thường, không quá sang trọng hay quá lãng mạn như một số loài hoa khác …loài hoa Tulip luôn luôn ở mức độ vừa phải – ấm cúng và thoải mái.
 
Hoa Tulip có rất nhiều màu sắc khác nhau và ý nghĩa của nó phần lớn tượng trưng cho tuyên bố của một tình yêu hoàn hảo:
 
Tulip đỏ: tình yêu và sự lãng mạn – “believe me”
 
Tulip vàng: rực rỡ như ánh sáng mặt trời – “there’s sunshine in your smile”
 
Tulip kem: Anh sẽ mãi yêu em – “I will love you forerver”
 
Tulip trắng: thiên đường, sự mới mẻ và tinh khiết.
 
Tulip tím: hoàng gia và sự giàu có.
 
Tulip hồng: tình cảm và sự chăm sóc.
 
Tulip cam: tràn đầy năng lượng, lòng nhiệt tình, mong muốn và niềm đam mê.
 
Tulip đốm: em có đôi mắt đẹp – “You have beautiful eyes”
 
Tulip xanh: sự yên tĩnh và hòa bình.
 

(Sưu tầm)


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi