Trong thần thoại Hy Lạp, Lily trắng được sinh ra chính từ những giọt sữa của nữ thần Hera (Queen of Heaven) – vợ thần Zeus. Chuyện kể rằng, Hercules là con trai của Zues với một phụ nữ bình thường Alceme. Vì muốn cho con trai mình có thêm sức mạnh thần thánh, Zeus để Hera ngủ say rồi đặt cậu bé bên cạnh nữ thần cho bú sữa. Khi Hera tỉnh dậy, bất ngờ và tức giận, bà đẩy đứa trẻ khỏi mình. Những giọt sữa thừa lúc ấy phun trào xuyên qua bầu trời tạo nên dải Ngân Hà (the Milky Way), còn vài giọt rơi xuống mặt đất, từ đó mọc lên những bông hoa Lily trắng đầu tiên…
Có một truyền thuyết khác về hoa ly, kể rằng: ngày xưa ở vùng nam nước cổ có một đôi tình nhân chàng tên là Giắc còn còn cô gái tên là liu họ yêu nhau thắm thiết và thề ước sẽ sống bên nhau trọn đời .Nhưng trong thòi kỳ đó ở miền nam nước đó đang có chiến tranh va chàng trai phải lên đường đi chinh chiến. Những giọt nước mắt nào có giúp được gì! Giắc sẽ phải lên đường chinh chiến ở một xứ xa lạ, đành bỏ lại Lilia, người vợ chưa cưới của mình trên đất Pháp. Lúc chia tay, Giắc rút trái tim ra khỏi lồng ngực mình, trao cho Lilia và nói:
– Đã là chiến binh thì phải sống không có tim. Trái tim chỉ gây phiền hà cho ta. Nàng hãy giữ lấy nó chờ ta về.
Lilia giấu trái tim của Giắc vào một cái tráp bạc và từng ngày, từng ngày chờ đợi người yêu quay trở về. Với một người đang trông đợi thì thời gian mới chậm chạp làm sao! Một ngày dài bằng cả năm, một năm bằng cả thế kỷ. Dù Lilia có làm gì và có đi đâu thì cái nhìn của nàng lúc nào cũng hướng về phía mà Giắc đã ra đi. Nàng đã mất thói quen tính ngày, tính tháng. Một lần nàng rất phẫn uất khi người cha nói với nàng:
– Con gái của ta, thế là đã mười năm trôi qua kể từ ngày người yêu cả con xông pha nơi trận mạc, không chắc nó có hồi hương. Đã đến lúc con phải lo tấm chồng khác rồi đấy.
– Cha ơi, cha mà lại nói với con như vậy ư? – Nàng đau đớn nói với cha Giắc đã trao trái tim của chàng cho con rồi và bây giờ trái tim ấy đang ở chỗ con, con không thể nào quên Giắc được đâu cha ạ.
Người cha chỉ biết lắc đầu, thở dài não nuột. Chắc chắn là ông không thể sống cho đến ngày ông được bế trên tay một đứa cháu trai.
Lại mười năm nữa qua đi, cuộc chiến cũng vừa tàn, các chiến binh lục tục trở về, người thì chống nạng, kẻ thì tay áo lủng lẳng. Lilia chờ đợi Giắc, nàng hỏi tin chàng khắp nơi, nhưng vẫn chẳng nhận thêm được điều gì.
– Có lẽ chàng đã phải lòng người con gái khác và ở lại xứ người rồi, – có lần em gái Lilia tỏ ý nghi ngờ, song Lilia không thể tin điều đó.
– Chàng có thể yêu người khác sao được một khi trái tim chàng đang còn ở chỗ ta? Một người không có tim thì không thể yêu được!
Chiến tranh đã qua rồi, nhưng một con người không có trái tim như Giắc, suốt trong những năm tháng ấy chỉ quen chém giết, cướp bóc không biết ghê tay, bây giờ chàng sống theo kiểu khác rồi. Chàng trở thành thủ lĩnh một băng cướp ở xứ người và nhiều khi còn trấn lột vàng bạc của quý của người qua đường.
Khi tên cướp già Pie bị ốm, Giắc đã thẳng tay đuổi ra khỏi băng cướp. Sau này, khi quyết định phải trả thù thủ lĩnh, Pie liền tìm đường về quê hương của Giắc với mong muốn kể cho họ hàng thân thích và người quen biết Giắc hiểu rõ rằng, Giắc đang làm một công việc tầm thường như thế nào.
Pie phải đi mất cả chục năm mới về tới nước Pháp vậy mà vẫn không tìm thấy làng quê của Giắc. Và người đầu tiên mà gã ta gặp là một bà già tóc đã bạc phơ, có cái nhìn khắc khoải.
– Bà có biết Giắc không? – Pie hỏi
– Ôi lạy chúa, ông hỏi tôi về chuyện gì vậy? – người đàn bà kêu lên – Giắc là chồng chưa cưới của tôi, là người tôi đang mòn mỏi trông chờ, tôi không biết sao được? Hãy làm ơn nói mau, hiện chàng đang ở đâu và chàng đã gặp điều gì chẳng lành?
Pie thấy trong cặp mắt người đàn bà vẫn còn đang cháy lên niềm hy vọng, và gã hiểu ngay rằng bà vẫn còn yêu Giắc cháy bỏng như thời còn son trẻ. Gã không nỡ nói hết sự thật kinh hoàng về Giắc.
– Vậy ra bà là vợ chưa cưới của Giắc đấy! Pie thốt lên.
– Phải, tôi là Lilia, chúng tôi đã thề nguyện với nhau.
– Ôi, tôi mang đến cho bà một tin buồn – Pie cụp mắt xuống – Giắc đã lao vào cuộc chiến như một dũng sĩ. Anh ấy mới yêu bà làm sao! Trước lúc nhắm mắt, anh ấy cứ nhắc mãi cái tên của bà – Lilia.
“Giắc của ta đã chết và đã yên giấc ngàn thu – Lilia đau buồn nghĩ – Nhưng chàng nằm xuống đất sao được khi chàng không có tim? Ta phải đi tìm mộ chàng và trả lại cho chàng trái tim nhân hậu đáng yêu”.
Ôm cái tráp bạc, Lilia bắt đầu một cuộc hành trình gian khổ đến những miền đất xa xôi. Bà mất cả thói quen tính ngày, đếm tháng, nhưng gặp ai bà cũng hỏi thăm đường. Mọi người can ngăn bà không nên đi tiếp khi chỉ có một mình, vì biết đâu sẽ gặp bọn cướp ác độc, song Lilia không nghe. Quả nhiên, đến một khúc đường ngoặt, bà bị mấy tên cướp râu xồm trấn mất cái tráp đựng báu vật. Bà khóc lóc, vật nài, kể lể về mối tình bất hạnh của mình với Giắc, nhưng tất cả điều đó không hề làm bọn cướp động lòng. Bọn cướp mang cái tráp về dâng thủ lĩnh. Chúng vừa cười hô hố vừa thuật lại chuyện một bà già mất trí đi tìm mộ chồng để trao cho chồng trái tim mà ông ta đã trao cho bà làm tin trước lúc ra trận.
Trong lúc bối rối, thủ lĩnh toán cướp bèn mở tráp ra và trông thấy trái tim của chính mình mà bao năm tháng qua đã bị mất. Và thật lạ lùng, trái tim đã nói với người chủ của nó bằng tiếng nói của con người:
– Nếu còn là người, chớ có nói cho Lilia biết người là cái hạng gì. Hãy cứ để cho Lilia tin rằng người đã chết, như vậy bà ta sẽ giữ được trọn vẹn những kỷ niệm tốt đẹp về người.
Giắc vội vàng đậy nắp tráp lại và ra lệnh cho bọn đàn em phải đem trả lại ngay cho bà già, đồng thời phải chỉ cho bà thấy một nấm mộ cỏ mọc xanh rì, làm như đó là mộ của Giắc. Dọc đường đi, bọn cướp quyết định giữ cái tráp lại, song chúng vẫn không quên chỉ cho Lilia nấm mộ theo ý của Giắc.
Người đàn bà bất hạnh giờ đây vẫn còn mang tình yêu với Giắc như hồi còn trẻ, và bà không nỡ rời bỏ Giắc khi Giắc không có trái tim bên mình. Thế rồi bà đã lôi trái tim từ lồng ngực của mình ra vùi xuống nấm mộ, nơi bà nghĩ có hài cốt của Giắc.
Từ nơi trái tim ấy đã mọc lên một bông hoa, mà đời nay vẫn gọi là Hoa huệ tây (hoa Lily). Loài hoa tượng trưng cho sự trinh trắng, lòng chung thuỷ và cao thượng.
Sắc đẹp – Đức hạnh – Thanh cao, quý phái – Kiêu hãnh
Lily trắng : Thanh khiết, trinh nguyên, ngọt ngào, chân thành.
Thông điệp : Thật tuyệt vời khi bên em (It”s heavenly to be with you)
Lily vàng : Lòng biết ơn, sự vui vẻ.
Lily cam : Sự căm hờn.
Lily Tiger : Sự giàu có, kiêu hãnh.
Lily có nhiều loài và nhiều biệt danh khác : Asiatic Lily, Oriental Lily, Madonna Lily, Easter Lily, Bermuda Lily, Trumpet Lily, Snow Queen, Mary”s Tear, Tiger Lily (Turks Cap Lily)…
Lily, Bách Hợp, Loa Kèn hay hoa Huệ Tây trắng là bông hoa rất quan trọng và ý nghĩa đối với Cơ Đốc giáo, biểu tượng cho sự trinh trắng và đức hạnh. Trong Kinh Thánh, Lily được nhắc đến bằng cái tên “vị tông đồ khoác áo choàng trắng hy vọng” (the white robed apostles of hope). Lily mọc trong vườn Gethsemane sau khi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá. Easter Lily được cắm trong nhà thờ suốt mùa lễ Phục Sinh để mừng sự hồi sinh của Chúa Jesus. Lily trắng được dâng hiến cho Đức Mẹ Đồng Trinh (Madonna Lily – Hoa tượng Thánh Mẫu), và là biểu tượng của sự thanh khiết, trong trắng. Truyền thuyết kể rằng trước kia Lily màu vàng, sau khi được Mẹ Maria cúi xuống hái nó lên, Lily mới hóa thành màu trắng.Trong những bức họa xưa, người ta thường vẽ thiên thần Gabriel cầm trong tay một cành hoa Lily trắng đến báo tin cho Mary rằng bà sẽ là mẹ của Chúa Hài Đồng.
Những bức họa khác còn vẽ các thánh đem những bông Lily trắng đến cho Mary và Jesus. Chuyện kể rằng, Thomas nghi ngờ, khăng khăng đòi mở huyệt để xem Người có thật sự đã được lên Thiên Đàng. Khi huyệt mở ra, ông thấy trong huyệt đầy ắp hoa Hồng và hoa Huệ Tây trắng xinh đẹp. Cùng với hoa Hồng, Lily trở thành những bông hoa của Mary. Đối với những người Cơ đốc giáo, Lily trắng còn là bông hoa truyền thống cho mùa lễ Phục Sinh, lễ Truyền Tin như là biểu tượng hân hoan vui mừng trước vẻ đẹp, niềm hy vọng và cuộc sống.
Người La Mã và Hy Lạp cổ đại đã từng tôn vinh Lily trắng lên ngôi cao nhất của các loài hoa. Trong các lễ cưới Hy Lạp và La Mã bấy giờ, người ta đội lên đầu cô dâu vòng vương miện hoa Lily trắng trang hoàng với lúa mì như biểu tượng của sự thanh khiết.
Lily là bông hoa thiêng của văn minh Minoan , biểu tượng đặc biệt của vị Nữ Thần thống lĩnh thời kỳ Minoan, Britomartis hay Dictynna, khởi nguyên từ thời Đồ Đá. Bà duy trì uy quyền của mình ở Crete cho đến khi trận Đại Hồng Thủy huyền bí xảy đến với nền văn minh Minoan vào giữa thế kỷ 16 trước Công Nguyên. Khi giáo phái của nữ thần dần dần bị đồng hóa vào tôn giáo của người Hy Lạp, bà trở thành tiền thân của nữ thần Mặt Trăng – Muông Thú – Săn Bắn Artemis trong thần thoại Hy Lạp (chị em sinh đôi của thần Mặt Trời Apollo, tương ứng với nữ thần Diana trong thần thoại La Mã).
Ngày nay, người ta tìm được những mảnh gốm cổ mang hình ảnh hoa Lily của nền văn minh Minoan ở đảo Crete. Các nhà khoa học cho rằng những mảnh gốm Minoan chính là di tích của nền văn minh Atlantis huyền thoại.
Lily cho mùa lễ phục sinh (Easter Lily) xuất xứ từ Nhật Bản và mọc dại tự nhiên ở nhiều nơi khác như Trung Quốc, Formosa, quần đảo Lichu (?)… Lily đã từng được nhắc đến trong một cuốn sách về vườn cảnh Nhật Bản từ năm 1681. Easter Lily đến vương quốc Anh năm 1819 và chẳng bao lâu sau đó, nó đã trở thành một bông hoa quen thuộc được ưa chuộng. Những củ hoa Huệ Tây được xuất khẩu sang Anh, Mĩ từ Bermuda, bấy giờ là trung tâm sản xuất Hoa Huệ Tây thương mại đầu tiên ngoài Nhật Bản. Các củ Huệ Tây lúc đó còn được gọi là “Vàng Trắng” (White Gold).