Nguồn gốc của ngày tình yêu

Table of Contents

 

 Có rất nhiều ý kiến tranh luận xung quanh nguồn gốc của Ngày Tình Yêu. Một số các chuyên gia cho rằng nó được khởi nguồn từ thánh Valentine, một người La Mã đã tử vì đạo do từ chối bỏ đạo Thiên Chúa. Ông mất vào ngày 14/02 năm 269 trước công nguyên, đúng vào ngày mà trước đây người ta gọi là Ngày May Rủi của tình yêu. Truyền thuyết cũng kể rằng thánh Valentine đã để lại một bức thư ngắn để tạm biệt con gái của người cai ngục mà trước đó đã trở thành bạn của ông. Bức thư kí tên ông và đề bên dưới ” Valentine của em”. Có một số chi tiết khác của câu chuyện cũng cho biết thánh Valentine là một thầy tu ở điện thờ dưới thời bạo chúa Claudius. Bạo chúa Claudius sau đó đã tống giam ông vào ngục do ông đã dám thách thức ông ta. Năm 496 TCN, giáo hoàng Gelasius đã quyết định lấy ngày 14 tháng 2 để tưởng nhớ tới thánh Valentine. Dần dần, ngày 14 tháng 2 đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình yêu và thánh Valentine đã trở thành vị thánh bảo trợ của những đôi tình nhân. Người ta kỉ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và những món quà như hoa và kẹo. Thông thường, người ta cũng tổ chức một cuộc gặp gỡ mang tính chất bạn bè hoặc một buổi khiêu vũ. ở Mỹ, cô Esther Howland được coi là người gửi những chiếc thiệp Valentine đầu tiên và các bưu thiếp Valentine mang tính chất thương mại đã được giới thiệu từ những năm 1800 và hiện nay ngày lễ này đã được thương mại hóa rất nhiều. Thành phố Loveland, bang Colorado là nơi kinh doanh các dịch vụ bưu điện cho ngày 14 tháng 2. Sự cuốn hút của cái đẹp của ngày Thánh Valentine vẫn được duy trì khi người ta gửi bưu thiếp cùng với những bài thơ tình và trẻ con trao đổi nhau những chiếc thiệp Valentine ở trường học.

Lịch sử ngày Valentine Ngày Valentine được bắt đầu từ thời kì đế chế La Mã. Dưới thời La Mã cổ đại, ngày 14 tháng 2 là ngày tưởng nhớ Juno. Juno là nữ hoàng của các nam thần và nữ thần La Mã. Người La Mã cũng coi bà là nữ thần cai quản phụ nữ và hôn nhân. Ngày tiếp theo của ngày 14 tháng 2, ngày 15 tháng 2 là ngày đầu tiên của lễ hội Lupercalia. Cuộc sống của các chàng trai và cô gái trẻ bị ngăn cấm vô cùng hà khắc. Tuy vậy, họ vẫn có thể đến với nhau thông qua phong tục rút thăm tên nhau. Vào đêm hôm trước ngày hội Lupercalia, tên của những cô gái La Mã được viết lên một mảnh giấy nhỏ và được cho vào trong các bình đựng. Mỗi một chàng trai trẻ sẽ rút thăm một cái tên bất kì và sau đó chàng trở thành bạn của cô gái mà anh ta chọn trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Ðôi khi, việc kết đôi của đôi bạn trẻ kéo dài suốt cả một năm ròng và thông thường họ yêu nhau và sau đó thì cưới nhau. Dưới sự trị vì của Hoàng đế Claudius đệ nhị, đế chế La Mã tham gia nhiều cuộc chinh phạt đẫm máu và không được người dân ủng hộ. Claudius bạo chúa gặp phải khó khăn khi động viên các chàng trai trẻ gia nhập vào đội chiến binh của ông ta. Claudius bạo chúa cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của mình. Bởi vậy, Claudius ra lệnh cấm tất cả các đám cưới hoặc lễ đính hôn ở thành La Mã. Thánh Valentine tốt bụng là một linh mục ở thành La Mã dưới thời Claudius đệ nhị. Ông cùng thánh Marius đã giúp đỡ những người Cơ Ðốc giáo phải chịu cảnh đọa đầy và cho những cặp vợ chồng bí mật cưới nhau. Vì hành động nhân ái này mà thánh đã bị bắt giam và bị kéo lê trước mặt tên thái thú thành La Mã. Hắn đã xử thánh Valentine phải bị đánh bằng gậy đến chết và sau đó phải bị chặt đầu. Valentine phải chịu cuộc hành hình vào đúng ngày 14 tháng 2 vào khoảng năm 270 TCN. Vào thời gian này đang diễn ra một phong tục truyền thống của người dân thành La Mã, thực ra đó là một lễ hội rất cổ xưa được tổ chức vào tháng 2, lễ hội Lupercalia, lễ hội để nhớ đến một vị thần của người La Mã. Vào dịp này, trong số rất nhiều các nghi lễ thì có một lễ rút thăm một cách ngẫu nhiên tên của các cô gái trẻ trong những chiếc bình như là một trò chơi may rủi của tình yêu. Các mục sư từ những nhà thờ Cơ Ðốc giáo ở La Mã đã cố gắng loại bỏ yếu tố ngoại đạo bằng cách thay thế bằng tên của các vị thánh cho những ngày hội của các thiếu nữ này. Bởi lễ hội Lupercalia bắt đầu vào giữa tháng 2, có vẻ như các mục sư đã chọn ngày Thánh Valentine làm ngày kỉ niệm cho lễ hội mới này. Như vậy, dường như phong tục các chàng trai trẻ chọn các thiếu nữ làm người yêu của mình (trong dịp Valentine) hay chọn cho mình các vị thánh bảo hộ cho năm tới cũng phát sinh từ đây. Thần ái tình – Biểu tượng truyền thống của ngày Tình yêu Con trai của thần Vệ Nữ, nữ thần của tình yêu và sắc đẹp. Thần ái tình có thể khiến cho người ta yêu nhau bằng cách bắn thủng trái tim họ với một trong những mũi tên kì diệu của mình. Thần ái tình luôn đóng một vai trò không thể thiếu được trong các ngày lễ của tình yêu và các cặp tình nhân. Thần ái tình được biết đến dưới hình dạng một đứa trẻ tinh quái và có cánh, người sẽ dùng mũi tên tình ái xuyên thủng trái tim của các “nạn nhân” của mình buộc họ phải yêu nhau đắm đuối. Thời Hy Lạp cổ đại, thần ái tình được biết đến dưới cái tên £rốt, con trai của Aphrodite nữ thần của sắc đẹp và tình yêu. Người La Mã thì lại gọi thần ái tình là Cupid. Thần ái tình chính là con trai của thần Vệ Nữ. Có một truyền thuyết kể về câu chuyện tình giữa thần ái tình và nàng Tâm Linh, một thiếu nữ người trần mắt thịt. Thần Vệ Nữ từng ghen tức với vẻ đẹp của Tâm Linh bèn sai thần ái tình trừng phạt người thiếu nữ này. Nhưng thay vì làm theo lời mẹ, thần ái tình lại yêu say đắm nàng Tâm Linh. Thần đã coi Tâm Linh như là vợ của mình nhưng vì là người trần mắt thịt nên Tâm Linh bị cấm không được nhìn mặt chồng. Tâm Linh sống rất hạnh phúc cho đến một ngày những người chị của nàng đã xúi nàng nhìn mặt thần ái tình. Lập tức thần ái tình trừng phạt Tâm Linh bằng cách bỏ đi. Tòa lâu đài và những khu vườn xinh đẹp của họ biến mất cùng với thần ái tình và Tâm Linh thấy mình ở giữa một cánh đồng trống trải. Khi Tâm Linh lang thang khắp nơi để tìm lại tình yêu của mình, nàng đã tình cờ lạc đến đền thờ thần Vệ Nữ. Bấy lâu ao ước loại bỏ được Tâm Linh, nữ thần của tình yêu và sắc đẹp đã giao cho Tâm Linh một loạt công việc mà càng về sau càng khó khăn và nguy hiểm hơn trước. Ðến công việc cuối cùng, thần Vệ Nữ trao cho Tâm Linh một cái hộp nhỏ và sai nàng mang xuống âm phủ. Thần Vệ Nữ sai nàng xuống xin một chút nhan sắc của Proserpine, vợ của Diêm Vương và cho vào trong hộp. Trong cuộc hành trình trở về mặt đất, nàng được mách nước cách tránh những hiểm nguy từ vương quốc của thần Chết và cũng được cảnh báo là không được mở chiếc hộp ra. Bị cám dỗ bởi trí tò mò, Tâm Linh đã mở chiếc hộp ra. Thay vì tìm thấy sắc đẹp, nàng đã tìm thấy giấc ngủ vĩnh hằng của cái chết. Thần ái tình đã tìm thấy nàng nằm tắt thở trên mặt đất. Thần lấy lại giấc ngủ từ xác của Tâm Linh và cất nó vào trong chiếc hộp. Tâm Linh sống lại. Cảm động trước tình yêu của Tâm Linh với thần ái tình, các vị thần đã phong nàng làm nữ thần và đón nàng lên sống ở trên ngọn núi Olympus linh thiêng. Chúc một ngày lễ Valentine hạnh phúc và tràn đầy yêu thương!   Những biểu tượng của tình yêu Thần Cupid ( Thần Ái tình ) Cupid là tên gọi của một vị thánh La Mã, là biểu tượng của lòng say đắm và nồng nhiệt. Cupid là con trai của Thần Vệ nữ, nữ thần sắc đẹp và tình ái. Nhiều nơi, người ta còn dùng hình ảnh thần Eros (con trai của thần Aphrodite) để biểu tượng cho tình yêu. Truyền thuyết kể rằng, Cupid đem lòng yêu và cưới nàng Psyche, một biểu tượng của sắc đẹp và sự đoan chính. Thế nhưng sự ghen tuông của tình yêu khiến nàng đem lòng nghi ngờ người chống mẫu mực của mình. Cupid đã trừng phạt người vợ bằng cách buộc nàng làm nhiều công việc cực khổ. Trong khi làm việc, vì lén nhìn vào chiếc hộp “sắc đẹp” nàng bỗng biến thành nàng tiên ngủ! Với tài nǎng và tình yêu vợ vô bờ bến, Cupid đã “nhốt” được nàng tiên ngủ và đưa người vợ yêu trở về với chàng. Kể từ đó, Cupid được xem là biểu tượng của một tình yêu mãnh liệt. Cupid được biết đến dưới hình dạng một đứa trẻ tinh quái và có cánh, người sẽ dùng mũi tên tình ái xuyên thủng trái tim của các “nạn nhân” của mình buộc họ phải yêu nhau đắm đuối. Và trong điêu khắc hay kiến trúc và cả hội hoạ nữa, Cupid đôi khi được khắc hoạ là cậu bé mù với hai cánh trên vai. Đại thì hào Shakespeare có nói một câu nổi tiếng về vị thần này: “Ái tình không nhìn bằng mắt mà bằng tâm hồn. Vì vậy, nhân loại khắc họa Thần Tình ái có hai cánh nhưng con mắt mù lòa”. Hoa hồng đỏ Hoa hồng đỏ được xem là hoa thánh dành riêng cho thần Vệ nữ, nữ thần tình yêu. Màu đỏ tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt. Truyền thuyết kể rằng : Nữ thần tình yêu Aphrodite được sinh ra cùng với một đóa hoa hồng màu trắng .Vì nữ thần đã lừa dối chồng mình  ngoại tình với Adonis nên chồng của nữ thần đã giết tình địch của mình . Đau khổ trước cái chết của người tình, nữ thần đã vô tình để gai của hoa đâm vào tay. Máu của Người đã làm hoa hồng trắng trở thành hoa hồng đỏ. Từ đó, hoa hồng đỏ  là biểu tượng của Tình yêu. Và ngày nay, hoa hồng đỏ vẫn được người đời hiểu rằng đó là thông điệp “Anh yêu em” (Em yêu anh). Trái tim Từ xa xưa, người ta vẫn tin rằng trái tim là trung tâm của mọi xúc cảm. Vì vậy, trao cho ai trái tim mình đồng nghĩa với sự hiến dâng một tình yêu trọn vẹn. Trải qua thời gian, đến nay, trái tim vẫn là biểu tượng của một tình yêu vĩnh hằng. Đôi chim bồ câu Chim bồ câu trở thành biểu tượng tình yêu kể từ thời Trung cổ, bởi thời đó, người ta tin rằng loài chim này chỉ giao phối vào ngày thứ mười bốn của tháng hai (trùng vào ngày lễ thánh Valentine). Một minh chứng tình yêu khác ở chim bồ câu là chúng luôn xuất hiện từng đôi một và  thường chung sống với người bạn đời của mình suốt cả cuộc đời. Quả táo Quả táo là trái cấm mà khi ở trong vườn Địa Đàng, Adam và Eva đã được “khuyến cáo” không nên ăn. Thế nhưng sau khi nếm quả táo kia, tình cảm trai gái giữa họ bắt đầu trỗi dậy. Kết quả là họ bị đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng. Quả trứng Người Ai Cập cổ và người Hồi giáo cho rằng trứng là biểu hiện của sự sinh sản dồi dào, cho sự tái sinh của mọi loài vật. Vì thế nó tượng trưng cho đôi vợ chồng mắn con hơn là cho tình yêu đôi lứa. Đôi môi Là dấu hiệu của tình yêu thể xác. Ở người đàn bà, đôi môi được xem là gợi tình khi đỏ mọng, dầy và hơi hé mở. Trong khi ở đàn ông, môi phải hơi mỏng và mím. Nhẫn cưới Cô dâu nhận nhẫn cưới từ chú rể, đó là một phong tục cổ xưa, xuất xứ từ thành Rome cổ đại. Chiếc nhẫn như lời hứa với tất cả mọi người về cuộc sống đôi lứa vĩnh cửu. Thời kỳ đầu, nhẫn chỉ được làm bằng loại thép đơn giản, sau này người ta mới dùng vàng. Đến thế kỷ 15, kim cương bắt đầu xuất hiện và phổ biến đến nay. Người công giáo rất trân trọng nghi thức trao nhẫn, nó trở thành một khoảnh khắc thiêng liêng trong ngày hôn lễ. Mặt trăng Sự bình an sẽ có mỗi khi ta nghĩ đến hoặc ngắm trăng. Trai gái hay lấy hành tinh này để làm chứng cho tình yêu chân thành. Con rồng Theo người Trung Hoa, rồng là hình ảnh của sự phồn vinh, thịnh vượng. Còn trong tình yêu, nó lại là biểu hiện của sự đam mê mạnh mẽ không gì lay chuyển nổi. Tất tay Cách đây nhiều năm, khi một người đàn ông ngỏ lời cầu hôn với một phụ nữ, anh ta thường yêu cầu được hôn tay người đó. Bàn tay trở thành một biểu tượng của tình yêu và hôn nhân. Những chiếc tất tay cũng nhanh chóng trở thành biểu tượng của tình yêu. Nơ tình yêu Dải nơ gồm một loạt các nút thắt và đường cong bằng vải không có đầu mà cũng không có cuối. Đó là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu. Người ta tạo ra những dải nơ từ những dải ruy băng hay vẽ chúng lên trên giấy. Chim uyên ương Chim uyên ương thường là những chú vẹt sặc sỡ thường thấy ở châu Phi. Chúng được gọi là chim uyên ương bởi thường đứng sánh đôi bên nhau. Ðăng ten Ðăng ten là một loại vải rất đẹp được tạo ra bằng cách đan những sợi chỉ mảnh với nhau. Cách đây hàng trăm năm, phụ nữ mang những chiếc khăn choàng bằng đăng ten. Nếu một người phụ nữ đánh rơi chiếc khăn choàng của mình, người đàn ông đứng gần đó sẽ nhặt nó lên và đưa lại nó cho cô. Ðôi khi người phụ nữ gặp được người đàn ông của cô. Cô có thể giả vờ đánh rơi chiếc khăn choàng để làm một cuộc hẹn hò lãng mạn. Thế rồi chẳng mấy chốc người ta nghĩ đến sự lãng mạn khi họ nghĩ đến đăng ten. Họ bắt đầu sử dụng những loại đăng ten bằng giấy để trang trí cho các hộp Sôcôla và bưu thiếp Valentine

Nếu nhận được từ người yêu một quả táo, một đôi bao tay hay bông hoa hồng… bạn đừng cho đó chỉ là những món quà bình thường, không ý nghĩa gì. Thật ra, mỗi món quà đều mang một thông điệp riêng. Sẽ rất lý thú nếu bạn hiểu được điều này.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi