Nhiều đời nay, cành đào đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền Việt Nam, với nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Bởi vậy mỗi dịp Tết đến xuân về, mỗi gia đình dù không quá dư dả cũng cố gắng có một cành đào trong nhà. Cùng Shop Hoa Tươi 360o tìm hiểu về ý nghĩa của loài hoa này bạn nhé!
- 6 loài hoa mang ý nghĩa tài lộc may mắn cho dịp Tết
- Ý nghĩa tuyệt vời của các loài hoa được sử dụng phổ biến trong dịp Tết
Hoa đào mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho ngày Tết
Ý nghĩa phong thủy của hoa đào
Cây đào trong phong thủy được xem là tinh hoa của Ngũ hành. Đào không những có thể trị bách quỷ, xua đuổi tà ma mà nó còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ nên khi đón năm mới, các gia đình hay trồng đào trước cửa nhà.
Việc hướng bình đào theo con giáp cũng được các chuyên gia phong thủy đánh giá là khá quan trọng đối với tiền tài, địa vị, sức khỏe của gia đình đó trong một năm.
Màu sắc của bình cắm đào cũng nên theo phong thủy. Nếu đặt bình về hướng Bắc nên chọn màu xanh da trời, màu đen; nếu đặt bình về hướng Đông Nam hay Đông nên chọn bình màu xanh ngọc, xanh lá cây; nếu đặt bình phía Nam nên chọn bình màu đỏ hoặc tím; nếu đặt bình hướng Tây, Tây Bắc nên chọn bình màu vàng hoặc trắng; và hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc nên sử dụng bình màu vàng nâu.
Ý nghĩa phong thủy của hoa đào khiến người ta ưa chuộng trưng trong nhà
Sự tích hoa đào
Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn có một cây hoa đào cổ thụ, cành lá xum xuê khác thường, bóng râm che phủ cả một vùng rộng. Trên cây hoa đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó tránh khỏi sự trừng phạt của hai vị thần linh. Ma quỷ khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần đến nỗi sợ luôn cả cây đào, chỉ cần trông thấy cành hoa đào thôi cũng đủ khiến chúng bỏ chạy xa bay.
Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian nên để tránh ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái, dân chúng đã đi hái những cành hoa đào về cắm trong lọ, ai không hái được thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở trước nhà. Việc làm này từ đó trở thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều cố gắng cắm một cành hoa đào trong nhà mình.
Lâu dần, người Việt không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa nhưng vẫn giữ tập tục trang hoàng cho nhà mình bằng cành đào tươi thắm, sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp, cầu mong khởi đầu năm mới trong không khí vui vẻ, an khang thịnh vượng. Cho nên ngày Tết nhà nào cũng cắm cành đào là vậy.